NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA WINDOWS PHONE LUMIA CỦA MICROSOFT

tháng 8 02, 2017
Trong suốt lịch sử hàng chục năm tồn tại, Microsoft có lẽ chưa từng phải hứng chịu "trái đắng" nào "khó nuốt" như thương vụ mua lại Nokia: 2 năm sau khi mua lại Nokia, Microsoft tuyên bố cắt giảm trị giá 7,6 tỷ USD khỏi mảng thiết bị của mình, và thậm chí là con số này chưa bao gồm "khoảng 750 đến 850 triệu USD chi phí cải tổ". Trong suốt quãng thời gian đó, mảng sản xuất điện thoại di động mua lại từ Nokia chưa bao giờ giúp Windows Phone đạt mức thị phần 2 chữ số và cũng chưa bao giờ ngừng thua lỗ cả.
Bạn là người yêu quý Lumia nói riêng và Nokia nói chung đều cho rằng sự thất bại này phần lớn là do hệ điều hành Windows Phone, hệ điều hành quá kén người dùng. Vậy nếu mổ xẻ ra thì đâu là lý do chính? 
Dưới đây là 5 lý do dẫn đến thất bại của Windows Phone của Lumia
1. Giao diện hệ điều hành quá phức tạp hoặc đơn điệu, tính tùy biến hạn chế

Giao diện Metro của Windows Phone cung cấp nhiều thông tin hữu ích và cũng đơn giản hơn so với các Widget trên Android. Tuy vậy, hệ thống các khối vuông không thay đổi từ thời Windows Phone 7.
Windows Phone không cho phép người dùng cá nhân hóa màn hình chờ của thiết bị nhiều như Android. Bạn chỉ có thể thay đổi màu chủ đạo cũng như kích thước của các ô vuông Live Tiles (chỉcó ở Windows Phone 7.8 và 8). Màu sắc cho phép có giới hạn và kích cỡ cũng vậy. Ở đây không nhắc đến iOS vì hệ điều hành này không có một màn hình chờ thực sự.
Màn hình chờ của Windows Phone, dù trông vô cùng rực rỡ, sống động lại làm gợi nhớ lại giao diện nhàm chán của iOS thời kỳ đầu.
2. Ứng dụng
Một hệ điều hành cho smartphone, muốn tồn tại, nó phải được các lập trình viên từ bên thứ ba quan tâm đến và đầu tư công sức vào đó. Và với việc người dùng smartphone Android hay iPhone ngày một tăng chóng mặt, chẳng có lí do gì để các lập trình viên phải bỏ công sức ra viết ứng dụng cho Windows Phone cả. Trong tâm trí của họ giờ đây là khi viết xong một ứng dụng, điều đầu tiên họ sẽ làm là mang nó lên "chợ" App Store của Apple hoặc CH Play của Android, nơi có hàng trăm triệu người dùng đang chờ đợi họ mà thôi.

Mặc dù năm 2013  Microsoft đã quyết định tặng mỗi lập trình viên 100 USD cho mỗi ứng dụng được mang lên kho ứng dụng của "gã khổng lồ" này nhưng sự lạnh nhạt vẫn còn nguyên đó, chẳng phôi phai đi chút nào. Các ứng dụng nếu có mặt trên kho Windows Store thì lại thường bị bỏ rơi, dẫn đến chất lượng khá thấp, không được đầu tư tốt. Đa phần các trò chơi có mặt trên nền tảng khác khá lâu rồi nhưng trên Windows Store lại vắng bóng. Tệ hơn nữa, sự phân mảnh của các ứng dụng đang có, nhiều ứng dụng đã không được cập nhật trong thời gian dài.
Đây là lý do chính dẫn đến kho ứng dụng Windows Store nghèo nàn và người dùng rất ngại đến với Windows Phone.
3. Thiếu sự hỗ trợ từ Google
Tháng 02/2013, Google chính thức tuyên bố sẽ không phát triển các ứng dụng cho Windows Phone. Nhiều ý kiến cho rằngWindows Phone vẫn sống khỏe dù thiếu Google. Vâng, Windows Phone vẫn sống khỏe nhưng không có được tối đa sức khỏe. Thử hỏi có bao nhiêu người dùng Windows Phone có tài khoản Gmail, muốn được Google Maps dẫn đường, ghi chú ngày sinh củangười thân lên Google Calendar, lưu trữ dữ liệu trên Google Drive và tham gia mạng xã hội Google+?

Dù có nhiều ứng dụng đến từbên thứ 3 giúp truy cập vào các dịch vụ Google, hoặc đơn giản là dùng chúng trên nền web, nhưng những tính năng “chỉ có” ở ứng dụng “chính chủ” sẽ thiếu vắng rất nhiều.
Hệ sinh thái mà Google xây dựng hiện tại thu hút rất nhiều người dùng và việc không có được sự hỗ trợ chính thức từ Google sẽ khiến Windows Phone mất đi ít nhiều sức hút.
4. Bản quyền hệ điều hành

Windows thì đi kèm với bản quyền, đó là điều đã xuất hiện từ những năm 90 và đến tận vài năm trước vẫn đúng ngay cả với Windows Phone. Các nhà sản xuất muốn xài Windows Phone sẽ phải trả tiền bản quyền cho Microsoft. Số tiền này không lên tới cả trăm đô như giá của bản Windows dành cho máy tính, tuy nhiên nó vẫn là một chi phí đáng kể với các nhà sản xuất trong bối cảnh họ luôn muốn cắt chi phí để hạ giá thành và kiếm được nhiều khách hàng hơn. Trong khi Windows Phone vẫn còn tính bản quyền thì Android lại miễn phí và mở, vậy thì tại sao họ lại phải chọn Windows Phone cho máy của mình cơ chứ? Mãi tới năm 2015 Microsoft mới tuyên bố miễn phí bản quyền cho máy di động và nói chung là các thiết bị có màn hình nhỏ hơn 9". Tuy nhiên, lúc đó mọi chuyện đã quá muộn màng.
5. Thương hiệu
Nokia cũng là một thương hiệu có sự ảnh hưởng lớn tới tiêu chí lựa chọn của người tiêu dùng. Nhưng một trong các thương hiệu lớn hơn như Samsung hay Apple cũng làm người dùng chú ý đến trước hơn. 

Các thiết gần đây của Microsoft như Lumia 950 hoặc 950 XL thì khởi đầu có mức giá có phần khá cao. Dù sở hữu thông số cấu hình tốt, nhưng do phần mềm chưa được tối ưu tốt nên hiệu năng cũng không được đánh giá cao, nhất là thời điểm khi máy xuất xưởng.
6. Cập nhật hệ điều hành
Các máy Windows Phone 7 không được lên Windows Phone 8, rồi một số máy Windows Phone 8 cũng không được nâng cấp lên Windows 10 Mobile.

Theo Ars Technica, Microsoft làm như vậy là nhằm đảm bảo sự thống nhất cho Windows. Windows Phone 8 và Windows 8 trên PC chia sẻ nhiều đặc điểm thiết kế và mã nguồn nhân. Tương tự, Windows 10 PC và Widnows 10 Mobile càng sát lại gần nhau hơn bao giờ hết. Do Microsoft muốn giữ sự thống nhất này mà hãng đã chấp nhận phải bỏ rơi một nhóm người dùng lại phía sau. Việc giữ sự thống nhất cao giữa các phiên bản là một chiếc lược tốt vì nó sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian phát triển phần mềm, nhưng cách mà Microsoft thực thi nó thì không.
Ở vai trò là một người dùng bình thường, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản khi cái máy mình bỏ nhiều triệu đồng ra không còn được chạy phần mềm mới nhất. Lúc đó, ít ai còn kiên nhẫn mà ở lại với Windows Phone, trừ khi lúc đó đúng vào dịp họ cần đổi điện thoại.



Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.